Vì nỗi buồn không phải là điều cần vượt qua

09:53

Hôm nay là một ngày mưa rất to ở Sài Gòn. Nhân một buổi trò chuyện ngày giông gió như thế này, tôi tình cờ nhớ đến ấn tượng về người thầy đã dạy chữ Hán cho mình vào năm lớp 10. Bài thơ đầu tiên mà thầy dạy cho cả lớp chép xuống, bắt đầu bằng: "Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô"  (Đời người như ánh chớp, từ có lại thành không). Khi chỉ cho học trò chép chữ "vô" xuống vở, thầy từ tốn nói: "Chữ vô 無 nhìn giống như một đống củi để trên một mồi lửa. Chốc lát sau đã thành không còn gì. Vô không có nghĩa là không có, mà chính là trước đây có mà bây giờ lại không còn." Thầy nói điềm tĩnh, không ngưng lại: "Giống như trước đây thầy có má. Nhưng bây giờ má thầy không còn nữa." Đến lúc đó, tôi mới để ý một mảnh băng tang đen trên ve áo thầy.

Tôi cũng không biết được có nỗi đau nào khủng khiếp hơn nỗi đau mất đi người thân yêu. Con người hiếm có ai không sợ cái chết, dù ở dạng thức nào. Đối diện với cái hư vô tuyệt đối như vậy, đen ngòm và trống hoác như vậy, làm sao không có một nỗi hoang mang. Chữ 無 mà thầy dạy, là một ví dụ ngắn gọn diễn tả được nỗi hốt hoảng, khổ đau vô hạn khi người thương của mình vốn còn đó mà nay đã đi mất trong cuộc tử sinh...




Quyển sách này của Michael Rosen và Quentin Blake kể về một chữ "Vô" như vậy. 

Michael Rosen là một tác giả sáng tác cho thiếu nhi rất nổi tiếng. Rất nhiều cuốn sách của ông được lấy cảm hứng từ đứa con trai Eddie. Tôi tình cờ đọc được một bài thơ ông viết cho Eddie:

"Eddie and the Birthday
(Eddie is my second son)

When Eddie had his second birthday
he got lots of cards,
and he had a cake and all kinds of presents
and we sang Happy Birthday,
'Happy Birthday to you
Happy Birthday to you
Happy Birthday, dear Eddie...'
and all that.
He liked that very much
So he goes:
'More. Sing it again.'
So we sang it again.
'Happy Birthday to you
Happy Birthday to you
Happy Birthday, dear Eddie...'
and all that.
And he goes,
'More. Sing it again.'
So we sang it again.
'Happy Birthday to you
da de da de da, dear Eddie
da de da to you...'
And he goes,
'More. Sing it again.'
It felt like we sang Happy Birthday about
Two hundred and twenty-three times.

And the candles. On the cake.
He loved them.
'Eddie, blow.'
He blew.
And the moment he blew it out
he wanted more.
'More candle.'
So we light it.
'More Eddie blow.'
Eddie blew.
'More candle.'
We light.
'More Eddie blow.'
'More candle.'
That felt like two hundred and twenty-three times as well.

And he loved the cards.
Everyone who sent him a card
seemed to think he'd like one
with pictures of big fat animals.

Elephants and hippos.
He got about ten of them.
Imagine.
Your second birthday
and everyone sends you pictures of
hippopotamuses.
Maybe they think he is a hippo.

Anyway he had a nice birthday.
Next day he gets up
comes downstairs
and he looks around
and he goes,
'More happy birfdy.'
So I go,
'That was yesterday, Eddie.'
'More happy birfdy.'
'But it isn't your birfdy--I mean birthday...'
'More happy birfdy.'

Now you don't cross Eddie.
He throws tantrums.
We call them wobblies.
'Look out, he's going to throw a wobbly!'
And the face starts going red,
the arms start going up and down,
the screaming starts winding up
he starts jumping up and down
and there he is--
throwing a wobbly.

So I thought,
'We don't want to have a wobbly over this one.'
So we started singing Happy Birthday all over again.
Two hundred and twenty-three times.
Then he says
'More candles.'
'We haven't got any,' we say
(Lies, of course, we had).
'More candles...'
So out came the candles
and yes--
'Eddie blow.'
He blew.
'More candle.'
And off we go again--
Two hundred and twenty-three times.

And then he says,
'Letters. More.'
Well, of course no one sent him any more,
so while I'm singing more happy birfdys,
my wife was stuffing all the cards
into envelopes and sticking them down.
So we hand over all his cards again
and out came all the hippopotamuses again.

So he's very pleased.
And that's how Eddie had two birthdays.
Lucky for us
he'd forgotten by the third day.

Maybe he thinks when you're two you have two birthdays
and when you're three you have three birthdays
and when you're seventy-eight you..."

Cậu nhỏ vui tươi năm ấy lớn lên, có thêm nhiều sinh nhật nữa trong đời, rồi bỗng tan biến như một tia chớp, không kịp chờ đến hết lần thứ bảy mươi tám để thổi nến như ba cậu từng mong. 

Cậu để lại trên đời, còn có một người cha trong cực cùng tuyệt vọng đã viết rằng:"Tôi tự nói với mình : "Sao con dám rời bỏ nhân gian như thế? Sao con lại dám làm ba buồn đến như thế?" Thằng bé không nói gì cả, bởi vì nó có còn trên cõi đời này nữa đâu". Cái khung tranh trắng đó, là một sự hư vô cùng cực. Một độc giả trên goodreads nói rằng những năm trước khi có con, ông ta có thể đọc quyển sách này cho học sinh ở lớp. Nhưng sau khi có con, ông ta không thể đọc nổi nó. Vì khi đó, ông ta thấu hiểu được nỗi đau quá khủng khiếp của Rosen.





Nhưng ở trong cơn tuyệt vọng đó, Rosen còn nói cho mình biết nhiều điều hơn là lẽ tử sinh. Rosen viết về những nỗi buồn, chúng đi vô định bất kỳ nơi đâu, như những đám mây, thoáng chốc ùa xuống, bao kín lấy thân người như một chiếc kén. Nỗi buồn hiện diện khắp nơi trong cuộc đời này, trong bất kỳ giây phút nào, trong bất kỳ ai. Rosen kể về hành trình chung sống với nỗi buồn ấy. Tôi sẽ không dùng từ "vượt qua nỗi buồn" ở đây. Vì "nỗi buồn không phải là điều cần vượt qua", như lời của một người thương mến đã nói với tôi. Nỗi buồn đáng sợ, nỗi buồn khủng khiếp. Ở trong nỗi buồn, người ta xấu xí, nhăn nheo, rối bời nhưng đầy cảm xúc như hình ảnh Quentin minh họa. Ở trong nỗi buồn, người ta còn cảm thấy cô độc. "Thỉnh thoảng tôi muốn trút hết những điều này ra với ai đấy. Như nói với mẹ chẳng hạn. Nhưng mẹ cũng không còn nữa. Vì thế tôi không thể nói ra được. " 


Ở trong nỗi buồn, người ta cũng sợ hãi vì không được chấp nhận. Trang đầu tiên của quyển sách này là một nỗi ám ảnh lớn đối với tôi. Quentin vẽ một khuôn mặt cười và Rosen viết bên dưới rằng: "Đây là tôi, đang buồn. Chắc anh chị nghĩ là tôi đang vui trong hình này. Thật ra tôi đang buồn nhưng tôi vờ là mình đang vui. Tôi làm thế vì tôi nghĩ chẳng ai ưa tôi nếu trông tôi rầu rĩ."

Và ở trong cái đám mây khổng lồ đó, thứ điểm sáng duy nhất, là sự tự trọng của một người buồn. "Tôi chỉ buồn, tôi không phải là một người xấu xa". 

Có ai không từng có những ngày giông gió trong cuộc đời? Để mình ngồi xuống, nghĩ về những ngọn nến từng vui trong đời? Để nghĩ về những niềm vui từng có, giữ nó như một ngọn nến nhỏ, đủ tỏa sáng trong đêm đen u uất nhất?

You Might Also Like

2 comments

  1. Hello, mình xin phép share lại bài viết có kèm link của bạn trên blog của mình nhé. Many thanks!

    ReplyDelete